Gia tốc kế là gì? TOP 5 thương hiệu cảm biến gia tốc chất lượng

15/Th09/2021 By Lidinco Ff 662 view
Mục Lục
Mục Lục

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ như ngày nay, các máy móc (động cơ) khổng lồ xuất hiện ngày càng nhiều và vận hành với năng suất cao. Để đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của máy móc, gia tốc kế đã ra đời, giúp nhanh chóng phát hiện các hoạt động bất thường của động cơ và trở thành một công cụ đo không thể thiếu ở bất cứ nhà máy, khu công nghiệp nào 

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Lidinco tìm hiểu gia tốc kế là gì? Ứng dụng và những thương hiệu chuyên cung cấp công cụ đo này uy tín nhất, đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhé  

Cảm biến đo độ rung dùng trong công nghiệp MMF     

Gia tốc kế là gì?

Gia tốc kế (tên tiếng anh là Accelerometer) thực chất là một loại cảm biến gia tốc thường được sử dụng trong công nghiệp, chúng thường được sử dụng để đo độ rung hoặc gia tốc khi chuyển động của một kết cấu bất kỳ.

Kết cấu của gia tốc kế thường lớn hơn nhiều so với các loại cảm biến gia tốc được đặt trong điện thoại hoặc đồng hồ thông minh thông thường. Do đó, gia tốc kế còn thường được gọi là cảm biến đo gia tốc công nghiệp

Chúng thường có cấu trúc dạng lập phương, hình trụ, hình chóp, kích thước lớn hay nhỏ tùy thuộc vào dải đo và các tính năng được tích hợp đi kèm bên trong. Các loại thông thường có kích thước khá nhỏ gọn với cạnh dài nhất khoảng 2 – 4cm

Nguyên lý hoạt động

Khi gia tốc kế được kết nối với một bề mặt kiểm tra, các rung động hoặc sự thay đổi trong chuyển động (gia tốc) của bề mặt này sẽ tác động một lực lên vật liệu áp điện của cảm biến, từ đó sinh ra một điện áp tỷ lệ với lực tác động này, điện áp sẽ được truyền về thiết bị đo và hiển thị dữ liệu lên màn hình.

Vì điện tích tỷ lệ với lực và khối lượng là một hằng số, nên điện tích cũng tỷ lệ với gia tốc. Lực tác động lên gia tốc kế càng lớn thì giá trị đo được càng lớn

Bộ thiết bị bao gồm gia tốc kế và công cụ đo được gọi chung là máy đo độ rung

Phương thức hoạt động

Gia tốc kế hoạt động bằng cách sử dụng cảm biến cơ điện được thiết kế để đo gia tốc tĩnh hoặc động.

– Gia tốc tĩnh là lực không đổi tác dụng lên một vật thể, giống như trọng lực hoặc lực ma sát. Các lực này có thể dự đoán được và đồng nhất ở một mức độ lớn. Ví dụ, gia tốc do trọng lực không đổi là 9,8m / s, và lực hấp dẫn gần như giống nhau tại mọi điểm trên trái đất.

– Ga tốc động là các lực không đồng nhất, ví dụ tốt nhất là các rung động hoặc sốc. Tai nạn ô tô là một ví dụ thực tế nhất về gia tốc động. Ở đây, sự thay đổi gia tốc là đột ngột khi so với trạng thái trước đó của nó.

Cảm biến đo độ rung MMF     

Các loại cảm biến gia tốc

– Cảm biến gia tốc trở kháng cao:    

Loại cảm biến gia tốc này tạo ra điện tích kết nối trực tiếp với thiết bị đo. Chúng yêu cầu độ tương thích  và thiết bị đo đạc đặc biệt nên thường được dùng trong các cơ sở nghiên cứu hoặc các ứng dụng ở nhiệt độ cao >120°C    

– Cảm biến gia tốc trở kháng thấp:    

Máy đo gia tốc trở kháng thấp có một gia tốc kế điện tích ở mặt trước cùng một vi mạch và bóng bán dẫn FET tích hợp để chuyển đổi điện tích đó thành điện áp trở kháng thấp để có thể kết nối dễ dàng với các thiết bị đo tiêu chuẩn. Loại cảm biến này dễ dàng kết nối với các thiết bị đo đạc tiêu chuẩn nên nó được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp.    

    

Các phương pháp gắn cảm biến đo gia tốc công nghiệp

Việc gắn accelerometer chính xác lên thiết bị cần đo là một yếu tố cần thiết để đảm bảo độ chính xác của phép đo gia tốc, do đó trong bảng thông số kỹ thuật từ nhà sản xuất thường có một mục riêng về phương pháp gắn cảm biến đề người dùng có thể dễ dàng nhận biết hơn. Về các phương pháp sẽ thuộc một số nhóm phổ biến như sau    

– Gắn bằng nam châm     
– Sử dụng chất kết dính như Epoxy hoặc Cyanoacrylate     
– Gắn cố định bằng đinh tán    

Gắn bằng giá nam châm là một phương pháp gắn tạm thời

Các giá đỡ nam châm được sử dụng để gắn gia tốc kế với các bề mặt vật liệu sắt từ thường thấy trong máy móc, công cụ và động cơ. Loại kết nối này cho phép gắn cảm biến nhanh chóng, và cũng dễ dàng di chuyển từ cảm biến từ vị trí đo này sang vị trí đo khác để thử nghiệm nhiều kết quả khác nhau.    

Đối với các bề mặt cong, có thể sử dụng các giá gắn có hai mặt từ để cố định cảm biến tốt hơn. Nhược điểm của phương pháp gắn bằng nam châm đó là khả năng cố định không quá chắc chắn, có thể bị xê dịch trong quá trình máy mọc hoạt động gây ảnh hưởng đến giá trị phép đo nên đây được xem là một phương pháp gắn tạm thời, sử dụng kiểm tra nhanh, không phù hợp với việc kiểm tra tín hiệu lâu dài    

Đế nam chân để kết nối cảm biến và thân máy cần đo
Đế nam chân để kết nối cảm biến và thân máy cần đo

Sử dụng chất kết dính hoặc núm vặn có ren

Các chất kết dính như epoxy hoặc cyanoacrylate đã được chứng minh là có thể cung cấp liên kết tốt cho hầu hết các ứng dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này nên chọn các loại keo chất lượng cao hoặc mua trực tiếp từ hãng, các loại keo thông thường có thể không đủ điều kiện về độ dính cũng như độ chắc để hoạt động. Một lưu ý khác đó là sử dụng một lớp keo càng mỏng càng tốt để đảm bảo độ chính xác của phép đo    

Để cảm biến gia tốc công nghiệp ra khỏi chất kết dính, hãy sử dụng hai cờ lê để vặn và phá vỡ liên kết chất kết dính. Tuyệt đối KHÔNG DÙNG BÚA để gõ vào cảm biến cho chúng rớt ra, điều này có thể làm hỏng cảm biến    

Gắn cố định bằng đinh tán là kỹ thuật lắp được ưu tiên

Phương pháp gắn bằng đinh tán có thể yêu cầu phải khoan trên bề mặt máy móc cần theo dõi để lắp đinh tán, tuy nhiên phương pháp này cung cấp các giá đỡ chắc chắn và đáng tin cậy. Trong quá trình lắp đặt, đảm bảo tuân theo các cài đặt mô-men xoắn được chỉ định để tránh làm hỏng cảm biến hoặc tước ren    

Cáp nối cho gia tốc kế ba trục

Cáp nối cho gia tốc kế ba trục

Top 5 thương hiệu cung cấp gia tốc kế chất lượng

Dytran

Dytran một thương hiệu chuyên về các cảm biến công nghiệp được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, đây là một thương hiệu đã hoạt động khoảng hơn 40 năm, được thành lập ở Chatsworth, CA với nhiều kinh nghiệm trong việc ngành, công nghệ hàng đầu nên luôn là sự lựa chọn xuất sắc cho khách hàng    

Các sản phẩm thế mạnh của Dytran ở giai đoạn đầu phát triển và đến tận ngày nay có thể kể đến như máy đo gia tốc, cảm biến lực, búa tạo xung, cảm biến áp suất, bộ nguồn dòng điện, máy đo độ rung, bộ khuếch đại điện tích, dây cáp và một số phụ kiện chất lượng khác Về quy mô, Dytran sở hữu hơn 170 kỹ sư với cơ sở sản xuất rộng 45.000 foot² đảm bảo cung ứng hàng hóa cũng như tạo điều kiện R&D tốt nhất, để tạo ra những cải tiến công nghệ tốt nhất cho khách hàng    

Kitsler

Kistler một tập đoàn chuyên về các cảm biến công nghiệp có tiếng trên thị trường châu Âu và trên toàn thế giới, thương hiệu này được thành lập từ những năm 1944, cho đến này đã hoạt động gần 80 năm trong nghề với hàng ngàn mã sản phẩm chất lượng với công nghệ tiên tiến    

Nhà máy đầu tiên của Kitsler được thành lập ở Winterthur, Thụy Sĩ với nhiều kinh nghiệm trong việc ngành, công nghệ hàng đầu nên luôn là sự lựa chọn xuất sắc cho khách hàng    

Các sản phẩm thế mạnh của Kitsler từ giai đoạn đầu phát triển và đến tận ngày nay có thể kể đến như cảm biến gia tốc độ độ rung, cảm biến lực, cảm biến áp suất, cảm biến mô men xoắn, cảm biến đo biến dạng, các bộ điều hợp, máy đo độ rung… luôn nhận được sự ưu ái của khách hàng Về quy mô, Kistler sở hữu hơn 2050 nhân viên tại hơn 60 quốc gia ở khắp các châu lục trên thế giới để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng của mình    

MMF

Đây là một công ty chuyên cung cấp Accelerometer khác cũng khá nổi tiếng trên thế giới được thành lập vào những năm 1944, các thiết bị đo độ rung của thương hiệu này bắt đầu được ra mắt vào cuối những năm 50 và nhanh chóng nhận được sự đón nhận của người dùng ở nhiều nơi    

Đây là một thương hiệu của Đức nên các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đều được kiểm tra, thử nghiệm tỉ mỉ trước khi đến tay khách hàng. Nhờ đó mà vào những năm 70 – 80, MMF đã trở thành nhà cung cấp chính các sản phẩm gia tốc kế cho khu kinh tế đông Âu (COMECON) với thị trường chính là Liên Xô với 30000 gia tốc kế bán ra mỗi năm    

Hiện nay, với đội ngũ phát triển sản phẩm mạnh mẽ MMF đã cung cấp rất nhiều dòng cảm biến đo gia tốc chất lượng phù hợp cho mọi yêu cầu của người dùng và là một thương hiệu bạn không nên bỏ qua    

Cảm biến độ rung Vibration Sensor     

PCB Piezotronics

Ra đời vào những năm 1967 với trọng tâm chính là sản xuất và phát triển các công nghệ về cảm biến áp điện. Đến nay PCB Piezotronics đã cho ra mắt rất nhiều dòng cảm biến như cảm biến đo mô men xoắn, cảm biến lực, cảm biến áp suất, cảm biến gia tốc và nhiều loại cảm biến cũng như công cụ bổ trợ khác    

Đến những năm 1998, thương hiệu này đã có đến 14 văn phòng kinh doanh trực tiếp trong nước và quốc tế. Sau này tiếp tục phát triển thêm các nhà máy và trung tâm nghiên cứu để tiếp tục đẩy mạnh chất lượng sản phẩm của mình    

Đây cũng là một trong những thương hiệu có chính sách bảo hành trọn đời cho một số công cụ đo của mình để khẳng định chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng    

Cảm biến gia tốc đo rung PCB Piezotronics 356A01     

STI Vibration Monitoring

STI là một công ty sinh sau đẻ muộn hơn so với những công ty bên trên, được thành lập vào những năm 1989 đế nay cũng đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các loại cảm biến đo độ rung công nghiệp    

Các sản phẩm của STI được sản xuất tại Mỹ và Nevada trên những dây chuyền công nghệ hiện đại và sự chăm chút tỉ mĩ trước khi đến tay người tiêu dùng    

Nếu bạn đang tìm một gia tốc kế với mức giá rẻ hơn những vẫn đảm bảo sự ổn định và chất lượng trong suốt thời gian hoạt động thì đây vẫn là thương hiệu rất đáng cân nhắc    

Các yếu tố quan tâm khi chọn mua cảm biến gia tốc

Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao của gia tốc kế, trên thị trường hiện nay có đến hàng chục thậm chí hàng trăm nhà sản xuất cung cấp loại công cụ đo này.    

Để chọn được loại cảm biến phù hợp cho ứng dụng của mình, bạn cần phải có những kiến thức cơ bản để chọn mua thiết bị. Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn cần phải trả lời được trước khi chọn mua loại sản phẩm này    

- Biên độ dao động cần theo dõi là bao nhiêu?    
- Dải tần số cần giám sát là bao nhiêu?    
- Dải nhiệt độ hoạt động là bao nhiêu?    
- Kích thước và hình dạng của mẫu cần giám sát như thế nào?    
- Có điện từ trường không?    
- Có khả năng chống nhiễu tốt hay không?    
- Bề mặt nơi gắn gia tốc kế có được nối đất không?    
- Môi trường có bị ăn mòn không?    
- Khu vực này có yêu cầu các thiết bị chống cháy nổ hoặc an toàn bên trong không?    
- Khu vực này là khu vực ẩm ướt hay gần bồn rưa cua thiết bị không?    
- Loại gia tốc kế bạn cần là gì?    

Nếu vẫn chưa hình dung được những thứ cần chuyển bị, bạn có thể liên hệ trực tiếp cho Lidinco, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phân phối thiết bị đo lường nói chung và mảng cảm biến nói riêng. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu của bạn    

    

Mua gia tốc kế ở đâu uy tín?

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều nhà cung cấp gia tốc kế. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chọn một nơi uy tín để được hỗ trợ những chính sách ưu đãi, tư vấn kỹ thuật tận tình nhất bạn có thể liên hệ đến Lidinco. Chúng tôi có kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư lắp đặt các loại cảm biến gia tốc công nghiệp cho nhiều nhà máy tại nước ta    

Đối với gia tốc kế chúng ta đã làm việc với rất nhiều nhà sản xuất lớn trên thế giới bao gồm cả năm thương hiệu hàng đầu bên trên và nhiều thương hiệu khác theo yêu cầu của khách hàng như Norsonic, Rion, GTI… để cung cấp cho khách hàng những giá trị tốt nhất    

Hiện nay, bạn đã có thể mua các gia tốc kế của Lidinco dù ở bất cứ đâu. Chúng tôi có trụ sở chính đặt tại Hồ Chí Minh và văn phòng tại Bắc Ninh. Ngoài ra, còn có đội ngũ hỗ trợ kinh doanh ở Hà Nội và Đà Nẵng để trợ giúp những yêu cầu của khách hàng. Để được tư vấn thêm vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới    

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG 
HCM:  028.39778269  –  028.36016797  –  (Zalo)  0906.988.447      
Skype:  Lidinco –  Email:  sales@lidinco.com 
Bắc Ninh:  0222.7300180 –  Email:  bn@lidinco.com